Bàn phím cơ hay cao su? Đâu là lựa chọn phù hợp nhất?

by admin

Bàn phím là một trong những thứ được người dùng máy tính sử dụng nhiều nhất. Để chọn ra một chiếc bàn phím phù hợp, không phải điều dễ dàng. Loại bàn phím nào phù hợp với nhu cầu của bạn nhất? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây.

Tổng quan về hai loại bàn phím

Hiểu đơn giản, bàn phím cao su sẽ dùng một màng cao su trải ra cho cả bàn phím. Khi bấm xuống hết hành trình mới có tín hiệu và truyền đi cho máy tính xử lý. Trong khi đó với bàn phím cơ, mỗi phím là một switch (công tắc) khác nhau, và không cần phải bấm hết phím để nhận tín hiệu, do điểm kích hoạt của nó nằm ở khoảng giữa.

Có thể nói, bàn phím cơ gần như shutdown bàn phím cao su. Khi nó có tuổi thọ cao hơn, đa dạng hơn do dễ tuỳ biến, bấm được nhiều phím cùng lúc…

một vài switch có độ bền lên đến 100 triệu lần nhấn

Đối với bàn phím cao su, được chia thành 2 nhóm khác: bàn phím thường (như những con Mitsumi thần thánh) và bàn phím Chiclet. Có thể hơi lạ nhưng Chiclet là loại phím xuất hiện trên đại đa số chiếc laptop và rất nhiều bàn phím không dây. Với loại này, bàn phím dạng như Mitsumi không có điểm mạnh nào vượt trội, trừ chuyện rẻ và có thể dùng với các thiết bị từ thời vua Hùng.

Còn với bàn phím chiclet, nó mỏng hơn nhiều so với bàn phím Mitsumi, nên được dùng làm bàn phím di động nói chung. Nó cũng có “khấc” khi bấm, nghĩa là các bạn sẽ nhận thấy mình đã bấm vào phím đó rồi. Đương nhiên điểm mạnh của bàn phím cơ cũng sẽ là điểm yếu của bàn phím cao su.

Bàn phím chiclet: lạ mà quen

Các bàn phím mình đã dùng

Về bàn phím cao su, mình đã có cơ hội dùng một vài con phím như Mitsumi thần thánh ngày xưa. Hiện tại thì có những chiếc bàn phím chiclet như bàn phím laptop, Logitech K380, Apple Magic Keyboard, Buffalo Folding keyboard. Và gần đây nhất là bàn phím MX Keys của Logitech.

Buffalo Intros BSKBB15SV Foldable Bluetooth Keyboard | TechPowerUp
Buffalo Foling Keyboard

Đối với phím cơ, mình có dùng những con phím như Logitech G810, Filco Convertible 2, Akko 3084 v2 phiên bản Tokyo, Keychron K8, và Keychron K3.

AKKO 3084 WordTour - Tokyo Vẻ Đẹp Của Sự Tao Nhã
Akko 3084 phiên bản Tokyo

Ưu nhược điểm của từng loại bàn phím

Bàn phím cơ

Với bàn phím cơ mà nói, nó có quá nhiều ưu điểm. Từ trải nghiệm gõ, muôn vàn cách tuỳ biến, nhận nhiều phím cùng một lúc, và đặc biệt là cảm giác bấm tuyệt vời hơn bàn phím cao su rất nhiều. Đó là còn chưa kể đến việc chúng rất dễ dàng thay keycap, mặc một bộ áo mới cho phím, và nhiều chiếc phím cơ còn có đèn RGB sặc sỡ.

Bàn phím cơ Corsair K100 RGB Speed switch
nhiều chiếc phím cơ còn có đèn RGB sặc sỡ

Tuy nhiên, nhược điểm của phím cơ đó là: mắc. Đúng vậy, nếu so với một chiếc bàn phím cao su cùng layout hoặc chức năng, giá của bàn phím cơ có thể bị đội lên khá nhiều. Hơn nữa, các bàn phím cơ cũng có trọng lượng cao, nhưng điều này được cải thiện trên những chiếc phím cơ low-profile, như Keychron K3, tuy nhiên, về cảm giác, bàn phím cơ low-profile đơn thuần không được như bàn phím cơ thường.

Có thể là hình ảnh về màn hình, bàn phím máy tính và laptop
Độ nặng được cải thiện trên những chiếc phím cơ low-profile

Bàn phím cơ cũng có những mẫu không dây bluetooth, đơn cử như một vài mẫu đến từ Keychron hoặc Akko. Tuy nhiên, chúng sẽ không thể linh động như bàn phím Chiclet được, dù vẫn có thể đem ra ngoài để sử dụng.

Bàn phím cơ Keychron K8 RGB - (Aluminum Frame)
Phím cơ cũng có những mẫu không dây bluetooth

Bàn phím cao su (Chiclet)

Chiclet chắc chắn có cảm giác gõ thua xa so với bàn phím cơ. Ngoài ra, sau một thời gian dài sử dụng, cao su sẽ bị lão hoá và bàn phím có thể sẽ không nảy như lúc đầu nữa. Nhưng có không ít người, vẫn yêu thích một chiếc bàn phím cao su hơn là bàn phím cơ. Đối với những người di chuyển nhiều, có lẽ đã quá quen với cảm giác gõ trên laptop và dường như nó cũng đem lại một trải nghiệm không tệ.

Apple ra mắt MacBook Pro 13" mới: Bàn phím Magic Keyboard bền hơn, chip  Intel Core thế hệ 10, giá không đổi
Chiclet chắc chắn có cảm giác gõ thua xa so với bàn phím cơ

Có một số chiếc bàn phím độc đáo như chiếc Buffalo, có thể gấp gọn lại và bỏ vào trong túi chẳng hạn, đây chắc chắn là điều mà không một chiếc phím cơ nào có thể làm được. Những chiếc phím cao su thường cũng khá mỏng, nhẹ, và cũng có giá thành dễ chịu hơn so với phím cơ. Tuy vậy, phím Chiclet vẫn có những mẫu thật sự đỉnh cao, như Magic Keyboard, Surface Keyboard, MX Keys hay MX Craft…

Logitech Craft Wireless Keyboard for Advanced Creativity & Productivity
MX Craft: phím chiclet giá siêu cao

Nhiều bạn chắc chắn cũng yêu thích một bàn phím Chiclet vì sự đơn giản và nhẹ nhàng của nó. Và điều này làm cho rất nhiều nhà sản xuất làm ra các bàn phím không dây để đi lại cho dễ dàng. Chúng cũng thường chỉ có một bóng LED trắng làm đèn nền nên cũng không tốn quá nhiều pin. Thậm chí, cũng có không ít loại phím dùng pin tiểu để sử dụng và lược bỏ đi phần đèn để tối ưu hoá thời lượng pin.

Bàn Phím Bluetooth Logitech K380 - Hàng Chính Hãng | Tiki
Logitech K380: bàn phím “quốc dân” của nhiều bạn dùng iPad để học

Tổng kết

Bạn sẽ phù hợp với phím cơ, nếu bạn là người viết lách, game thủ, hoặc đơn thuần là người ưu tiên trải nghiệm gõ hơn bất kỳ thứ gì, hay bạn thích mod lại phím của mình để nó trở nên độc đáo.

Team phím chiclet sẽ chào đón nếu bạn là người hay di chuyển nhiều, thích gõ lướt, chỉ muốn ra đường với một chiếc laptop. Bạn thích sự tiện lợi gọn nhẹ, hoặc tệ hơn là bạn chưa đủ điều kiện kinh tế để chi trả cho bàn phím cơ.

Các bạn đã trải nghiệm những chiếc bàn phím nào, hãy chia sẽ cho mình biết ở phần bình luận nhé! Hãy tham gia group iSetups để tham khảo thêm nhiều thông tin công nghệ, nhận voucher khi tham gia minigame nha! Và đừng quên subscribe kênh Youtube chính thức của iSetups nhé!

You may also like

Leave a Comment