4 loại Arm màn hình phổ biến cho Setup góc làm việc

by admin

Tùy thuộc vào nhu cầu và độ cao của màn hình mà bạn có thể lựa chọn nhiều loại chân, arm màn hình khác nhau. Bài viết này sẽ liệt ra 4 phân loại chính dành cho chủ đề. Một lưu ý nhỏ là hầu hết các loại chân hoặc arm màn hình kể trên đều yêu cầu phần ngàm kết nối phải làm theo chuẩn VESA chung thì mới kết nối được, các bạn xem kỹ thông tin của màn hình trước khi lựa chọn nhé.

Chân màn hình

Chân màn hình thường là option mặc định đi kèm trong hộp. Cũng có một số ít đơn vị làm phần chân riêng để custom cho màn hình nhưng khá ít. Một số chân đi kèm màn hình thậm chí làm bằng khung nhựa nên rất yếu, vì chiếc màn hình 24inch đã nặng gần 2kg.

Thường các chân kiểu này khi bán rời sẽ đi kèm với những tính năng như kệ để đồ bên dưới hay là thêm cổng usb, tích hợp soundcard bên trong,… 

  • Ưu điểm: Giá thành rẻ hoặc miễn phí, một số hãng có thêm chức năng phụ, có thể di chuyển được dễ dàng trên mặt phẳng bàn, dễ đi dây.
  • Nhược điểm: Chỉ gắn được 1 màn, chiếm diện tích bàn, khớp xoay không linh hoạt, một số chân đi kèm màn hình rẻ tiền còn bị ọp ẹp, không giữ chắc được màn hình khi rung mạnh, giá thành rẻ.
Một số loại chân màn hình còn có tay xách để dễ vận chuyển

Arm dạng gắn tường

Đây cũng là một loại chân màn hình khác ở dạng mount dính vào tường. Loại này thường đi kèm với các loại màn hình TV hơn còn màn hình máy tính thì phải mua thêm. 

Vì tính chất là đính thẳng màn hình lên tường nên không cần trụ đỡ, không tốn diện tích bàn và bạn có thể đặt ở độ cao nào cũng được. Loại này cũng thường làm bằng kim loại, hiếm thấy chân màn hình gắn tường nào làm bằng nhựa vì như vậy sẽ không chắc chắn lắm.

  • Ưu điểm: Đặt được ở bất kỳ độ cao nào, rất chắc chắn, không chiếm diện tích trên bàn, giá thành ổn.
  • Nhược điểm: Chỉ gắn được một màn hình, rất khó di chuyển vì phải khoan thẳng vào tường, khó đi dây sao cho không bị lộ, khớp xoay cũng không linh hoạt, một số mẫu không hỗ trợ chuẩn VESA mount.
Một số Arm mình thấy khá tốt như chiếc Arm của NB F120 như hình có giá tầm 700.000 đồng
Giải pháp khi bạn cần phải đặt màn hình lên cao

Arm màn hình dạng khớp

Đây là dạng tay màn hình nhìn như các cánh tay robot máy. Loại này là loại tốn kém nhất trong 4 loại, bởi vì tính phức tạp và phải làm chắc chắn hơn các loại khác vì màn hình của mình gần như đang lơ lửng rồi. 

Loại này được chia thành 2 loại nhỏ là Arm kẹp bàn và Arm đính tường. Bởi vì có từ 2 đến 3,4 khớp xoay nên màn hình có tính linh hoạt rất cao, có thể chỉnh màn hình lại gần, lên cao, hay xoay trái phải đều được. Loại này thường làm bằng kim loại hoặc có lõi kim loại bên trong.

  • Ưu điểm: Linh hoạt nhất trong 4 loại, một số mẫu có thể kết nối nhiều màn hình, khá chắc chắn và không chiếm diện tích bàn, đi dây dễ.
  • Nhược điểm: Giá thành cao, một số mẫu fake hay rẻ tiền thì gây rung lắc khá nhiều, nguy hiểm.
Có thể có 1 hoặc 2 khớp trong cùng 1 chân

Arm màn hình dạng cột/cố định

Loại này gần giống với loại khớp ở trên, tuy nhiên nó có 1 phần lõi kim loại cắm thẳng xuống và có các module được nối vào ở trên. Loại này thì giá thành rẻ hơn loại dạng khớp kia, và cũng chắc chắn hơn. Các module ở trên có thể thay đổi để hỗ trợ 2 màn hình, 3 màn hình hay thậm chí là 1 màn hình 1 laptop. Tuy nhiên về độ vươn ra các hướng thì không được linh hoạt như dạng khớp, chỉ xoay được trái-phải, trên-dưới và chỉnh được một chút độ cao. 

Loại này vì giá thành ổn áp hơn dạng khớp nên chất liệu sử dụng hầu hết là làm bằng kim loại, các module ở trên thì ít thấy bán rời, thường là đi kèm với phần cột luôn và chia ra các option khác nhau. Loại này cũng chia làm 2 loại nhỏ là kẹp bàn và đính tường. 

  • Ưu điểm: Rất chắc chắn, không chiếm diện tích bàn, có thể kết nối nhiều màn hình, đi dây dễ, giá thành ổn, khá linh hoạt nhưng không bằng dạng khớp, đi dây dễ
  • Nhược điểm: Khá nặng vì là 1 cây cột kim loại dày, loại kẹp bàn có thể không phù hợp với những mẫu bàn mỏng.
Arm màn hình dạng trụ khá chắn chắn và giá thành cũng ổn hơn

Tổng kết

Đây là bài viết tóm tắt về các mẫu chân màn hình và arm màn hình thịnh hành hiện nay. Các bạn nếu có bổ sung hay ý kiến gì hãy comment bên dưới cho tụi mình nhé!
Đừng quên tham gia nhóm Facebook để cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm setup và nhận voucher nha: https://www.facebook.com/groups/isetupsvn/

You may also like

Leave a Comment