Bàn công thái học có gì đặc biệt so với các loại bàn văn phòng khác?

by admin

Công thái học đang trở thành xu thế trong giới công nghệ hiện nay bởi yếu tố về sức khỏe cũng như các lợi ích khác của nó. Vậy bàn làm việc thì có thể “công thái học” như thế nào? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu bên dưới nhé

Công thái học là gì ?

Nói thêm về công thái học, đây là xu hướng thiết kế nhằm tăng khả năng và tối ưu hóa điểm mạnh của con người, hay để bù trừ khiếm khuyết, để bảo vệ điểm yếu. Vì vậy những thiết bị sở hữu công thái học thường đem lại cảm giác rất thoải mái khi sử dụng đúng tư thế. Thiết kế này chúng ta cũng thường thấy trên những con chuột Logitech cao cấp. 

Điểm mạnh cũng như điểm yếu lớn nhất của những sản phẩm như thế này đó là chúng mặc dù đem lại sự thoải mái khi sử dụng, tuy nhiên chỉ trong tư thế được thiết kế của hãng thôi (không trái tay, kê dốc hay gì đó tương tự).

Thiết kế cơ bản của bàn công thái học

Bàn công thái học thì có gì ?

Công thái học cũng được áp dụng trong việc thiết kế bàn ghế, nội thất nói chung. Bàn công thái học là những loại bàn được thiết kế để giảm thiểu thời gian ngồi liên tục của bạn trên cùng một khối lượng công việc. Thay vì ngồi làm việc 4 hay 8 tiếng 1 ngày, loại bàn này cho phép nâng độ cao của bàn giúp làm việc được trong tư thế đứng. 

Loại bàn này thường còn có tên gọi là Sit-Stand Desk hay ở Việt Nam còn gọi với những cái tên là Bàn tự động điều chỉnh độ cao hay Bàn thông minh.

Ảnh minh họa cho việc áp dụng bàn công thái học vào thiết kế văn phòng

Tác hại của việc ngồi liên tục

Nới thêm về những loại bàn truyền thống, việc ngồi liên tục trong một khoảng thời gian dài có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Một số hậu quả của việc này có thể kể đến như :

  • Thừa cân
  • Tiểu đường loại 2
  • Cao huyết áp
  • Các bệnh về xương khớp như thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống
  • Và các bệnh khác

Thậm chí, có nhiều chuyên gia còn khuyên rằng nên đứng lên và đi lại sau 1 đến 2 tiếng làm việc. Tuy nhiên việc này có thể ảnh hưởng đến mạch công việc của chúng ta, có thể gây mất hứng, dễ bị xao nhãng.

Hiệu quả của bàn công thái học

Khi sử dụng các loại bàn này, đồng nghĩa với việc bạn có thể chuyển đổi một cách đơn giản giữa tư thế đứng và tư thế ngồi bất cứ khi nào cần thiết. Điều này đảm bảo việc bạn không ngồi liên tục quá lâu, và cũng có khả năng tập trung tốt hơn vào công việc của mình, đạt hiệu quả cao nhất. 

Độ cao của các loại bàn này cũng có thể được điều chỉnh theo từng người để không gây mỏi tay khi sử dụng. Những loại bàn này còn đi kèm với một phần mở rộng của ống dây để không có gì bị mắc lại trong quá trình di chuyển của bàn.

Bàn công thái học đạt hiệu quả cao khi chuyển chế độ thường xuyên

Những điểm cần lưu ý khác

Một điều khá quan trọng khi bạn cân nhắc sử dụng các loại bàn công thái học hay những hệ sinh thái công thái học khác (cái này mình sẽ nói trong những bài viết sau) đó là độ cao. Bạn phải có đủ độ cao phía trên của bàn để cho phần màn hình khi dùng ở dạng đứng, tốt nhất là không nên gắn gì lên tường như màn hình treo tường hay tủ đồ, vân vân. Và bạn cũng phải dành đủ độ cao của các loại dây cáp khi cắm từ PC lên những thiết bị trên bàn. Thông thường, các loại bàn này chỉ chịu tải được cỡ 11-15kg khi đứng, nên việc để PC trên bàn không được khuyến cáo. 

Một điều cuối cùng có lẽ bạn biết rồi đó là mặc dù việc ngồi làm việc suốt ngày có thể gây hậu quả xấu, nhưng điều này cũng đúng nếu như bạn làm việc trong tư thế đứng suốt ngày. Vì vậy nên bạn nên chuyển đổi tư thế trong khoảng 1 đến 2 tiếng để đạt hiệu quả sức khỏe tốt nhất nhé.

Một số tư thế đứng và ngồi ở các độ cao của bàn công thái học

Tổng kết

Và đây là bài viết về các loại bàn công thái học của mình. Trong hệ sinh thái công thái học vẫn còn nhiều sản phẩm khác như chân màn hình, chuột, ghế công thái học hay việc xử lý dây trong các hệ thống này mình sẽ đi qua sau. Hẹn gặp lại các bạn trong những bài viết tiếp theo nhé!
Tham gia nhóm iSetups để cập nhật các xu hướng setup mới nhất, cùng chia sẽ kinh nghiệm setup và nhận voucher hằng tuần nhé: https://www.facebook.com/groups/isetupsvn/ 

 

You may also like

Leave a Comment